Khu vườn trên sân thượng quanh năm trĩu quả của ông bố trẻ
Giải năm nay có 8 đội tham dự, bao gồm các đội bóng Trung tâm hành chính các UBND Q.Liên Chiểu, Q.Thanh Khê, Q.Hải Châu, Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn, Q.Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang và đội bóng Ban quản lý các Khu công nghiệp và Công nghệ cao Đà Nẵng.Lập dự toán kinh phí bồi thường
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.
Thanh khoản thấp, vì sao giá căn hộ vẫn tăng?
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.
Vùng Donbas, gồm tỉnh Donetsk và Lugansk, hiện là mặt trận chính và mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch quân sự của Nga. Dữ liệu tình báo nguồn mở và định vị địa lý cho thấy Nga đang nắm giữ hơn 80% lãnh thổ Donbas, gồm 98,5% tỉnh Luhansk và 70% diện tích Donetsk.Quân đội Nga mô tả Kurakhove là trung tâm hậu cần quan trọng của quân đội Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, "để mất thành phố sẽ khiến Kyiv gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho lực lượng tại mặt trận Donetsk. Họ cũng không thể triển khai các khẩu đội pháo binh từ khu vực này để tấn công thành phố Donetsk".Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân đội Ukraine đã biến Kurakhovo thành pháo đài kiên cố trong hơn 10 năm qua, với mạng lưới cứ điểm rộng lớn và hệ thống liên lạc ngầm. Thành phố này còn được che chắn bởi một hồ chứa nước ở phía bắc, hạn chế đáng kể khả năng cơ động của các đơn vị xung kích Nga. Theo phía Nga, Ukraine tập trung tại đây khoảng hơn 15.000 quân.Bộ Quốc phòng Nga cho rằng việc giành được Kurakhove sẽ giúp quân đội nước này “mở rộng không gian tác chiến, đẩy nhanh tốc độ kiểm soát tỉnh Donetsk".Nhưng trong cùng thời điểm thì Ukraine hôm qua đã phát động một cuộc tấn công mới ở vùng Kursk ở miền tây nước Nga, nơi lực lượng Kyiv đã kiểm soát một số khu vực trong suốt 5 tháng qua.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ có thể buộc Nga tham gia các cuộc hòa đàm và chấm dứt chiến sự ở Ukraine.Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 3 giờ với nhà báo Mỹ Lex Fridman được phát hôm 5.1, ông Zelensky cho rằng vị tổng thống đắc cử thuộc đảng Cộng hòa có vai trò quyết định trong việc đảm bảo an ninh của Ukraine, mở đường cho sự đàm phán dàn xếp còn được châu Âu ủng hộ.Ông Zelensky tuyên bố: "Ông Trump và tôi sẽ đạt được thỏa thuận và... đưa ra các cam kết an ninh mạnh mẽ, cùng với châu Âu, và sau đó chúng ta có thể nói chuyện với phía Nga".Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump tuyên bố sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine ngay lập tức, dù không nói bằng cách nào. Ông đã chỉ trích mạnh mẽ khoản viện trợ quân sự khổng lồ được gửi đến Ukraine dưới thời Tổng thống Joe Biden và bày tỏ sự nghi ngờ về việc Mỹ tham gia NATO.Khi được hỏi Ukraine cần gì để đồng ý ngừng bắn, ông Zelensky trả lời là cần có sự đảm bảo an ninh, tốt nhất là trong khuôn khổ NATO.Ngoài ra, Tổng thống Ukraine còn cảnh báo rằng NATO sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ giảm các cam kết hoặc rút khỏi liên minh, điều mà ông Trump nhiều lần ám chỉ.Tổng thống Ukraine cảnh báo việc Mỹ rời khỏi khối sẽ là "sự kết thúc, nghĩa là cái chết của NATO".Trong gần 3 năm chiến sự qua, sự hỗ trợ của NATO có giá trị sống còn đối với Ukraine, không chỉ về kinh phí, vũ khí đạn dược và các trang thiết bị quân sự khác, mà cả về huấn luyện tân binh. Nhiều nước phương Tây đã giúp Ukraine tổ chức huấn luyện và trang bị cho những lữ đoàn mới theo chuẩn NATO. Tuy nhiên, một đơn vị do Pháp giúp huấn luyện, mang cái tên mỹ miều là “Anna xứ Kyiv” đã bị nêu danh trong một vụ bê bối lớn và đang bị điều tra.Trang The Kyiv Independent hôm nay dẫn lời Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi cho hay đã chỉ đạo củng cố Lữ đoàn Cơ giới 155 sau thông tin về tình trạng đào ngũ và quản lý yếu kém. TƯớng Syrsky nhấn mạnh sẽ chú trọng xây dựng năng lực cho đơn vị điều khiển máy bay không người lái của lữ đoàn, và giải quyết các vấn đề khó khăn khác. Tình hình cuộc xung đột tại Gaza, Israel và Hamas hôm 5.1 đã tranh cãi về các chi tiết của một thỏa thuận nhằm ngừng giao tranh ở Dải Gaza và đưa các con tin về nhà, trong khi các quan chức Palestine cho biết các cuộc ném bom tăng cường của Israel đã giết chết hơn 100 người vào cuối tuần qua.Một quan chức Hamas cho biết nhóm này đã phê duyệt danh sách 34 con tin Israel sẽ được trao trả như một phần của thỏa thuận cuối cùng có thể dẫn đến lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố nói rằng Hamas chưa cung cấp danh sách con tin.
Trao 37 triệu đồng cho người mẹ đơn thân không có tiền phẫu thuật
UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc, Đồng Nai) đến năm 2030.Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông. Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía đông nam lên đỉnh núi, gần di tích nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Bên cạnh đó, quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan.